Tuyến Đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh đang quy hoạch
Đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm làm giảm thiểu sự tắc nghẽn giao thông các tuyến đường nội thành thành phố Hồ Chí Minh và nơi tạo điều kiện lưu thông hàng hoá giữa các vùng lân cận với cảng Long An và cảng Hiệp Phước. Đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh, mang lại lợi ích rất to lớn cho thành phố và các tỉnh lân cận.
Tổng quan dự án đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh
Đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh gồm các điểm giao với các trục đường lớn sau:
Bắt đầu tại điểm giao với đường Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40+000 (khu vực Phú Mỹ), hướng về sân bay quốc tế Long Thành,
Giao với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây,
Giao với quốc lộ 1A, cắt quốc lộ 22 tại Củ Chi,
ĐI ngang qua thị trấn Bến Lức,
Giao cắt với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương,
Điểm cuối nối với đường trục Bắc-Nam tại khu đô thị cảng Hiệp Phước, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nếu được hoàn thành đúng cung đường theo như kế hoạch đề ra thì dự án này sẽ giải quyết các vấn đề giao thương, giao thông giữa các tỉnh thành Tây Nam Bộ và trung tâm nội bộ thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án này còn ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm kết nối thuận lợi các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long với khu vực Đông Nam Bộ và các cảng giao thương lớn như Hiệp Phước, Long An.
Quy hoạch dự án đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh
Quy hoạch dự án đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh sẽ đi qua tổng cộng 12 huyện thuộc 5 tỉnh là:
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: có thị xã Phú Mỹ
Tỉnh Đồng Nai: có huyện Long Thành, huyện Trảng Bom và huyện Vĩnh Cửu.
Tỉnh Bình Dương: có thị xã Tân Uyên và Bến Cát
TP Hồ Chí Minh: có huyện Củ Chi và huyện Nhà Bè.
Tỉnh Long An: có huyện Đức Hòa, huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước.
Diện tích đất để xây dựng dự án này dự kiến sẽ khoảng 2.061 ha, số diện tích đất chiếm dụng của người dân trên từng địa phương dự kiến bao gồm:
Bà Rịa – Vũng Tàu: 184 ha.
Đồng Nai: 273 ha.
Bình Dương: 441 ha.
Thành phố Hồ Chí Minh: 452 ha.
Long An: 711 ha.
Dự án được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc, quy mô 8 làn xe, rộng 74,5 m. Để đảm bảo tính khả thi về tài chính cũng như đầu tư, giai đoạn 1 sẽ có quy mô 2 nhánh song hành 3 làn xe với chiều rộng 9,5m, vận tốc được thiết kế 80km/h.
Tổng vốn đầu tư ở giai đoạn 1 dự kiến là hơn 6.707 tỷ đồng được đầu tư theo hình thức BOT và BT.
Quy mô dự án đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh
Quy mô dự án đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh có tổng chiều dài là 197,6km và gồm 5 đoạn chính:
Đoạn 1
là khu vực từ Thị Xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) đến Huyện Trảng Bom (Đồng Nai): Bắt đầu tại Km 40 + 000 (Cảng Phú Mỹ) tại đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, khu vực hướng về sân bay Long Thành
Điểm cuối sẽ kết thúc tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) khu vực tại Km 39 + 150 giao với cao tốc Thành Phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.
Có thể thấy đây là cơ hội phát triển rất lớn cho bất động sản Đồng nai nhưng do chưa kêu gọi được vốn nên việc khởi công xây dựng đang là một ẩn số.
Đoạn 2
là khu vực từ huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đến thị xã Bến Cát (Bình Dương) với điểm bắt đầu tại quốc lộ 1A (thị trấn Trảng Bom) đi ngang qua sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên và điểm cuối sẽ kết thúc tại quốc lộ 13 (Thị xã Bến Cát – Bình Dương).
Đây là đoạn đường cuối cùng được hoàn thiện nhằm khép kín đường vành đai 4.
Đoạn 3
là khu vực từ thị xã Bến Cát (Bình Dương) đến huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) với điểm bắt đầu từ nút giao quốc lộ 13 (Thị xã Bến Cát – Bình Dương) đi ngang qua sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận.
Điểm cuối sẽ kết thúc tại Km 23 + 500 thuộc quốc lộ 22 (Huyện Củ Chi).
Đoạn đường này sẽ góp phần thúc đẩy bất động sản của Củ Chi.
Đoạn 4
là khu vực từ Huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) đến huyện Bến Lức (Long An) với điểm bắt đầu tại Km 23 + 500 của quốc lộ 22 đi dọc theo ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa (Long An).
Tiếp tục rẽ trái vào đường quốc lộ N2 đến cầu Đức Hòa, rẽ trái tiếp sẽ vào ĐT.830 đến điểm cuối là điểm giao cắt với đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương.
Đoạn đường đi qua tỉnh Long An đến khu vực này đã hình thành được một đoạn đường, từ kênh ranh thành phố Hồ Chí Minh tới nút giao cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương.
Trục đường chính là các tuyến đường quốc lộ N2 (11/12m) và ĐT.830 (15/21m).
Đoạn 5
là khu vực từ huyện Bến Lức (Long An) tới khu công nghiệp Hiệp Phước (Nhà Bè – thành phố Hồ Chí Minh) bắt đầu tại Km0 thuộc nút giao Bến Lức (huyện Bến Lức).
Điểm cuối sẽ kết thúc tại Km 35 + 800 kết nối với đường trục Bắc – Nam tại khu quy hoạch cảng – khu công nghiệp Hiệp Phước (Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh).
Tuyến đường này có chiều dài khoảng 35,8km chạy dài qua các huyện Bến Lức, Huyện Cần Đước, Huyện Cần Giuộc (Long An) và huyện Nhà Bè ( thành phố Hồ Chí Minh).
Đã có nhiều tin tức để triển khai xây dựng đoạn đường này nhưng tới thời điểm hiện tại vẫn chưa thấy dấu hiệu khởi công,
Tiến độ thi công dự án đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh
Tổng toàn dự án có 5 đoạn chính thì mới chỉ có đoạn số 5 là khu vực từ huyện Bến Lức (Long An) tới khu công nghiệp Hiệp Phước (Nhà Bè – thành phố Hồ Chí Minh) là được phê duyệt lập dự án đầu tư.
Còn lại 4 đoạn đường do chưa thu được nguồn vốn nên chưa thể triển khai.
Tuy nhiên vào ngày 25/8/2020, Công ty Quản lý và Phát Triển Dự Án Hạ tần Cửu Long (hay còn gọi là Cửu Long CIPM) đã có buổi làm việc với Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh về giao thông vận tải và đã đề xuất bản thiết kế tại đây.
Cửu long CIPM cũng đã gửi công văn đề nghị Bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho đoạn đường kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh với Long An.
Dự kiến hoàn thành vành đai 4
Trong buổi làm việc, ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ Tịch UBND TP.HCM cho hay, đây là một một dự án vô cùng cần thiết cho sự phát triển của cảng, khu công nghiệp và khu đô thị Hiệp Phước. Các đơn vị liên quan cần phải lập kế hoạch quy hoạch chi tiết để tiến tới việc thu hồi đất và mời gọi đầu tư.
Cũng tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Ngọc Đông – Thứ Trưởng Bộ GTVT cho hay cần phải làm việc, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tham mưu của Long An và thành phố Hồ Chí Minh.
Điều đang cần chú trọng nhất ở dự án này là phương án kêu gọi đầu tư vốn và các vấn đề khác về phương thức thu phí, phương án đầu tư rõ ràng, tính liên kết giao thông của các khu vực,….
Vai trò dự án đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi được hoàn thành dự án tuyến đường này có vai trò tiếp nhận, giải tỏa và giải quyết mọi tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường từ miền Tây Nam Bộ cho tới những tuyến đường nội bộ thành phố Hồ Chí Minh.
Tuyến đường giúp việc lưu thông giữa các khu vực cảng Cát Lái, sân bay Long Thành, Long An hoặc khu vực nội bộ Bình Dương được rút ngắn khoảng cách lại nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Cụ thể như cách Tân cảng Cát Lái chỉ còn 35km, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến Gcape Town giảm còn 1/3 quãng đường chr còn 25km,….
Giao thương quốc tế cũng chính là mục tiêu phát triển chiến lược chính của tuyến đường này. Tuyến đường này đi qua và kết nối với các trung tâm vận chuyển hàng hóa lớn của miền Đông Nam Bộ như cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước, sân bay Long Thành,..
Liên kết vung của đường vành đai 4
Bên cạnh đó, tuyến đường này còn tạo điều kiện thuận lợi để kết nối các vùng kinh tế quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam Bộ với các cảng lớn như Hiệp Phước và Long An nhằm thúc đẩy giao thương hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.
Tuyến đường vành đai 4 là tuyến đường có quy mô lớn, tầm vóc Quốc gia. Nên khi đi vào hoạt động chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, cùng với kinh tế ở khu vực hai bên đường.
Các dịch vụ ăn uống, nhà ở cũng sẽ phát triển ồ ạt tạo nên một khu vực sầm uất, náo nhiệt kéo dài từ thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh thành lân cận.
Giao thông thuận lợi Đường vành đai 4
Ngoài ra, những diễn biến về bất động sản cũng sẽ tạo ra những làn sóng dữ dội vì tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều vùng đất, tỉnh thành khác nhau.
Nắm được lợi thế liên kết giao thương thuận lợi này chắc chắn nhiều nhà đầu tư sẽ đua nhau chiếm được những khu đất vàng khiến cho giá trị bất động sản quanh khu vực này được đẩy cao giá trị, chứng minh cho sự tiềm năng phát triển.
Sức ảnh hưởng của đường vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh đối với bất động sản
Nhờ sức ảnh hưởng lớn của tuyến đường tới phát triển nền kinh tế kéo theo đó giá trị bất động sản nơi này cũng tăng mạnh.
Thao các chuyên gia nghiên cứu và chỉ ra rằng, tuyến đường này có vai trò vô cùng lớn giúp hạ tầng khu vực phía Đông và phía Tây phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới kèm theo đó là hệ thống bất động sản cũng được đẩy giá lên.
Đây không phải là sự phát triển bộc phát mà đã được tính toán kỹ lưỡng bởi các chuyên gia, các nhà thầu đầu tư bởi nó không chỉ tác động đến hai bên ven đường mà còn lan ra các vùng đất xung quanh nơi mà tuyến đường đi qua.
Tiềm năng tăng trưởng kinh tế từ đường vành đai 4
Điển hình như đã có vài dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị, khu dân cư được xây dựng và có tiềm năng phát triển sinh lời đầu tư trong tương lai như khu đô thị Oasis City các nhiều dãy nhà phố, shophouse, biệt thự song lập tại Bình Dương đang gây xôn xao giới đầu tư vì tiện ích.
Dự án đường vành đai số 4 là dự án vô cùng cần thiết để phát triển mọi mặt của vùng Đông – Tây Nam Bộ, mong rằng dự án sẽ sớm được triển khai đi vào hoạt động giúp cho người dân được giải quyết mọi vấn đề về ùn ứ giao thông gây ra.
Xem thêm: quy hoạch xây dựng đường vành đai 3 thành phố hồ chí minh. thông tin về thành phố thủ đức.